CÁC LOẠI SƠN GỖ THÔNG DỤNG BẢO VỆ, LÀM ĐẸP CHO ĐỒ GỖ

Để trang trí cho đồ gỗ nội ngoại thất trong gia đình chúng ta có nhiều sự lựa chọn, mời các bạn cùng Sơn ĐK tìm hiểu những loại sơn gỗ đang được sử dụng cho đồ gỗ hiện nay

Sơn PU

Sơn PU là gì?

PU viết tắt của từ Polyurethane là một loại polymer phản ứng, nó cực kỳ linh hoạt, hiện đại và an toàn. Do đó, Sơn gỗ PU được sử dụng rộng rãi trong một loạt các ứng dụng để sản xuất các sản phẩm công nghiệp hoặc tiêu dùng có vai trò quan trọng trong việc làm cho cuộc sống thoải mái và thuận tiện hơn.

Bộ bàn ghế gỗ sử dụng sơn gỗ PU phủ mờ cao cấp Athena của Sơn ĐK
I. Ưu điểm của Sơn gỗ – sơn PU

Sơn gỗ PU ra đời đang dần thay thế cho sơn Vecni truyền thống với những tính năng ưu việt hơn như:

  • Sơn PU phủ bề mặt khá dày, độ chai cứng cao nhưng độ đàn hồi cực tốt hạn chế các vết nứt
  • Có màu sắc đa dạng, tươi đẹp
  • Thời gian phủ sơn PU ít tốn thời gian,
  • Phổ biến cho quy mô công nghiệp
  • Có tác dụng chống xước, chống bay màu tốt
  • Tạo vân gỗ đẹp & hiện đại.
  • Bám dính tốt
 II. Nhược điểm sơn gỗ – sơn PU
  • Sơn PU có chi phí đắt hơn Vecni
  • Sơn PU có nhiều bụi sơn & mùi dung môi gây khó chịu cho người mới tiếp xúc
III. Hướng dẫn thi công sơn gỗ PU
Bước 1: Chà nhám và xử lý bề mặt gỗ

Xả nhám bằng giấy nhám P240 – p320, tùy theo mẫu màu sơn yêu cầu để nguyên thớ gỗ hay sơn bóng mà quyết định bả bột hay không bả bột.

Bước 2: Sơn lót sơn pu cho gỗ lần 1

Lớp sơn này rất quan trọng, nó là lớp kết dính giữa bề mặt gỗ và các lớp sơn tiếp theo. Bạn chỉ cần sơn một lớp lỏng thật mỏng và đều dàn khắp toàn bộ bề mặt của đồ gỗ. Chờ cho sơn khô 3 giờ – 3,5 giờ xả nhám bằng giấy nhám p240 – p320 cho thật mịn.

Bước 3: Phun lót sơn pu cho gỗ lần 2

Lau thật sạch bằng vải mềm, hoặc chổi có lông mềm, dai để loại bỏ hết mạt bụi. Tiến hành sơn tiếp lớp sơn lót thứ 2. Chờ cho sơn khô 3 giờ – 3,5 giờ xả nhám bằng giấy nhám p240 – p320 cho thật mịn.

Bước 4: Phun sơn màu (tinh màu NC)

Phủ một lớp màu thật đều lên bề mặt. Nếu lớp màu chưa đều, có thể sơn thêm một lớp nữa.

Bước 5: Phun sơn pu phủ bóng bề mặt

Cuối cùng là lớp sơn phủ bóng bảo vệ cho mặt gỗ; bạn cũng có thể phủ một lớp sơn mờ cho sản phẩm của mình tùy theo sở thích và mục đích sử dụng.

IV. Điều kiện bảo quản Sơn gỗ PU
  • Sơn PU nên được bảo quản trong nhà kho, thoáng mát và khô ráo (nhiệt độ 26 – 30°C)
  • Thùng sơn PU phải được đậy kín trước và sau khi sử dụng
V. An toàn sử dụng Sơn gỗ – Sơn pu
  • Các thành phần của Sơn gỗ – Sơn PU là các hóa chất dễ cháy, cần tránh xa hơi nóng, tia lửa và ngọn lửa.
  • Tránh tiếp xúc với da và mắt bằng cách mang dụng cụ bảo hộ và bảo vệ mắt. Tránh hít thở trực tiếp, tránh xa khu vực sơn trong khi sơn.
Sản phẩm dùng sơn Phủ mờ cao cấp Athena SDK 700

Sơn Vinyl

Sơn vinyl là sơn gì?

Sơn Vinyl là loại sơn một thành phần được sản xuất đặc biệt dành cho các dây chuyền sơn công nghiệp. Sơn Vinyl nhanh khô và khắc phục được những yếu điểm của sơn NC thông thường. Sơn Vinyl được sử dụng làm sơn lót và phủ trên bề mặt gỗ, kim loại.

I. Ưu điểm của Sơn Vinyl
  • Chống ố vàng
  • Bám dính tốt. 
  • Bền uốn tốt. 
  • Chống được tia tử ngoại. 
  • Màu sơn trong suốt.
II. Nhược điểm của Sơn Vinyl
  • Giá thành cao hơn hệ sơn NC
III. Hướng dẫn thi công của Sơn Vinyl
  • Chuẩn bị bề mặt: Làm vệ sinh các chất bẩn bám trên bề mặt vật liệu, bề mặt phải sạch và khô trước khi sơn
  • Phương pháp sơn: Dùng cọ quét hoặc súng phun sử dụng lực hút hoặc lực đẩy. 
  • Tỉ lệ pha sơn: Lót hoặc phủ VINYL (1): Dung môi VINYL (Hoặc PU) (1 – 1.5). 
  • Độ nhớt: Trung bình từ 9 – 12s đo theo phểu BSB4.
  • Thời gian khô: Thời gian khô bề mặt là 15 – 20 phút
  • Thời gian sơn và xả nhám khoảng cách giữa các lớp từ 30 – 60 phút.
  • Độ phủ lý thuyết: 8 -12 m2/lít/lớp.
IV. Điều kiện bảo quản của Sơn Vinyl
  • Sơn Vinyl nên được bảo quản trong nhà kho, thoáng mát và khô ráo (nhiệt độ 26 – 30°C)
  • Thùng phải được đậy kín trước và sau khi sử dụng
V. An toàn sử dụng của Sơn Vinyl
  • Các thành phần của sơn Vinyl là các hóa chất dễ cháy, cần tránh xa hơi nóng, tia lửa và ngọn lửa.
  • Tránh tiếp xúc với da và mắt bằng cách mang dụng cụ bảo hộ và bảo vệ mắt. Tránh hít thở trực tiếp, tránh xa khu vực sơn trong khi sơn.

 

Sơn gỗ NC

Sơn NC là sơn gì? Cách sử dụng sơn NC như thế nào?

Sơn C (Nitrocellulose Lacquer): Là sơn tổng hợp, chất lượng cao, tiện dụng cho các hàng gỗ trang trí nội thất. Màng sơn sáng, láng và khô rấNt nhanh sau khi sơn, đồng thời có độ bám trên mặt gỗ cao, không tróc, không rạn nứt.

I. Ưu điểm của sơn gỗ NC
  • Nhanh khô
  • Bám dính tốt
  • Bền uốn tốt
  • Dễ sử dụng
  • Thao tác đơn thuần
  • Hàm lượng rắn cao
II. Nhược điểm của sơn gỗ NC
  • Độ cứng ko cao
  • Có thể ngả màu khi tiếp xúc trực tiếp có ánh nắng mặt trời
  • Dễ bị bong tróc khi có ngoại lực tác dụng mạnh.

Trên thị trường bây giờ giá sơn NC thường rẻ hơn so với giá sơn PU. Tuy nhiên với các công trình nhỏ hay đồ chơi cho trẻ em thì sơn NC là một lựa chọn không tồi. Và tùy theo nhu cầu sử dụng mà khách hàng lựa chọn sơn NC hay sơn PU cho phù hợp.

III. Hướng dẫn thi công Sơn gỗ NC
  • Xử lý bề mặt sản phẩm: Trám trét bằng bả gỗ Matit, chà nhám cho bề mặt sản phẩm láng
  • Xử lý màu: Phun Stain màu, bả bột màu hoặc dùng màu lau nổi vân
  • Sơn lót gỗ NC: Sơn lót gỗ 1 hoặc 2 lần tùy theo yêu cầu của sản phẩm
  • Sơn phủ gỗ NC: Pha hỗn hợp sơn phủ, màu theo tỷ lệ hướng dẫn pha sơn và màu thích hợp
  • Hong phơi sản phẩm, sau 8 giờ, đóng gói.
IV. Điều kiện bảo quản Sơn gỗ NC
  • Sơn gỗ NC nên được bảo quản trong nhà kho, thoáng mát và khô ráo (nhiệt độ 26 – 30°C)
  • Thùng phải được đậy kín trước và sau khi sử dụng.
V. An toàn sử dụng Sơn gỗ NC
  • Các thành phần của sơn gỗ NC là các hóa chất dễ cháy, cần tránh xa hơi nóng, tia lửa và ngọn lửa.
  • Tránh tiếp xúc với da và mắt bằng cách mang dụng cụ bảo hộ và bảo vệ mắt. Tránh hít thở trực tiếp, tránh xa khu vực sơn trong khi sơn.
Sơn lót da bò Sơn ĐK

SƠN DẦU

Sơn Dầu là loại sơn gì? Cách pha sơn dầu và sử dụng?

Sơn Dầu được sản xuất trên cơ sở nhựa Alkyd, bột màu, dung môi và phụ gia dùng để sơn phủ lên các bề mặt gỗ và kim loại để trang trí và bảo vệ sản phẩm.

I. Ưu điểm của sơn dầu
  • Giá thành rẻ
  • Dễ dàng thi công bằng chổi sơn, thời gian khô bề mặt nhanh, nhẹ mùi
  • Màu sắc đa dạng hiện đại.
II. Nhược điểm của sơn dầu
  • Độ bóng không được như sơn PU
III. Đặc điểm của sơn dầu
  • Nhanh khô.
  • Độ che phủ tuyệt hảo.
  • Độ bóng cao, bền màu, tính đàn hồi tốt
  • Bám dính rất tốt.
  • Màu sắc đa dạng hiện đại
  • Dễ thi công
IV. Hướng dẫn thi công sơn dầu
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt gỗ
  • Bề mặt sơn phải sạch, không tạp chất làm giảm sự bám dính như bụi bẩn, dầu mỡ hay sáp. Loại bỏ lớp sơn cũ (nếu có),  xả nhám bằng giấy nhám thích hợp và lau thật sạch bằng vải mềm, hoặc chổi có lông mềm, dai để loại bỏ hết mạt bụi.
Bước 2: Tiến hành sơn
  • Khuấy đều sơn dầu trước khi sử dụng
  • Tùy theo dụng cụ sơn có thể pha thêm dụng môi
  • Sơn lót gỗ: Đối với bề mặt gỗ có thể sơn lót hoặc không
  • Sơn Phủ gỗ: Sơn 02 lớp phủ bằng sơn dầu cách nhau ít nhất 24 giờ
V. Điều kiện bảo quản sơn dầu
  • Bảo quản sơn dầu trong nhà kho, thoáng mát và khô ráo (nhiệt độ 26 – 30°C)
  • Thùng phải được đậy kín trước và sau khi sử dụng
VI. An toàn sử dụng sơn dầu
  • Các thành phần của sơn dầu là các hóa chất dễ cháy, cần tránh xa hơi nóng, tia lửa và ngọn lửa.
  • Tránh tiếp xúc với da và mắt bằng cách mang dụng cụ bảo hộ và bảo vệ mắt. Tránh hít thở trực tiếp, tránh xa khu vực sơn trong khi sơn.

Vecni

Vecni là sơn gì? Cách sử dụng sơn vecni trong đồ gỗ

Vecni là một hỗn hợp giữa ”cánh kiến” ngâm trong cồn 90 độ. Trong khoảng 24 giờ, hỗn hợp sẽ hòa tan thành dung dịch có màu nâu nhạt, nhìn nghiêng thấy vân óng ánh. Sơn Vecni rất phổ biến trong việc phủ bề mặt trang trí nội thất khi chưa có công nghệ sơn PU, PE.

I. Ưu điểm của Vecni
  • Giá thành rẻ
  • Phù hợp với bộ ghế salon hoặc những tủ đồ cổ xưa, có giá trị để tạo độ bóng cho bề mặt.
  • Màu sơn tôn lên vẻ tự nhiên
II. Nhược điểm của sơn Vecni
  • Màu sắc ít (thường chỉ có màu cánh gián và nâu gụ)
  • Chỉ phủ lớp mỏng lên bề mặt gỗ, để ngấm sâu vào thớ gỗ
  • Nhanh bay màu
  • Kỹ thuật đánh vecni rất khó và phải trải qua nhiều công đoạn (chủ yếu là thủ công), mất nhiều thời gian
III. Hướng dẫn thi công Vecni
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt gỗ

Tiến hành xả nhám bề mặt gỗ bằng nhám P180, lau thật sạch bằng vải mềm (nhúng nước lau cho nhanh và sạch)

Bước 2: Xả nhám mịn lần 2

Tiến hành xả nhám bề mặt gỗ bằng nhám P240. Thêm bước này nhằm mục đích có bề mặt nền phẳng và láng hơn 1 chút sau đó lau thật sạch bằng vải mềm (nhúng nước lau cho nhanh và sạch).

Bước 3: Tiến hành thi công quét Vecni nước thứ nhất

Quét dung dịch vecni bằng cọ lên bề mặt gỗ. Lưu ý, dung dịch vecni khi mua về rất quánh (đặc) do dó ở bước 3 này ta pha 50% dung dịch vecni và 50% nước sạch sau đó quét lên gỗ.

Bước 4: Xả nhám p320

Đợi dung dịch vecni khô (thường mất 1 buổi hoặc có khi cả ngày). Dùng nhám P320 xả sạch sau đó lau thật sạch bằng vải mềm (nhúng nước lau cho nhanh và sạch).

Bước 5: Tiếp tục quét Vecni nước thứ 2

Tiếp tục quét tiếp vecni lên gỗ, đợi khô và xả nhám P400 sau đó lau thật sạch bằng vải mềm, hoặc chổi có lông mềm, dai để loại bỏ hết mạt bụi. 

Bước 6: Tiếp tục quét Vecni nước thứ 3

Tiếp tục quét tiếp vecni lên gỗ, đợi khô và xả nhám P400 sau đó lau thật sạch bằng vải mềm (nhúng nước lau cho nhanh và sạch). Thông thường đến mức nhám 600 là thường có bề mặt láng mịn, bóng đạt yêu cầu.

Sàn cầu thang đánh vecni

Trên đây là một số loại sơn gỗ có thể sử dụng để trang trí cho đồ gỗ trong ngôi nhà bạn. Mỗi một loại sơn sẽ mang những ưu nhược điểm khác nhau. 

>>> Mời các bạn hãy tham khảo ngay Bộ Sơn PU Cao Cấp Athena cho đồ gỗ nội ngoại thất gia đình bền đẹp nhất!!!

Nếu các bạn vẫn chưa lựa chọn được một loại sơn nào xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn những sản phẩm phù hợp và mang lại cho Khách hàng sự hài lòng tuyệt đối:

CÔNG TY TNHH KIM LÂM

Nhà máy/văn phòng: Lô A2 – CN8 Cụm CN tập trung vừa và nhỏ Từ Liêm, P. Phương Canh, Q. Nam Từ Liêm, TP Hà Nội

Điện thoại: 024 3646 1199

Hotline: 1800-6696

Zalo: 090.258.2222

Email: kimlam@sdk.vn

Fanpage: www.facebook.com/songodk/

 

18006696