Hiện nay để tự sơn sửa đồ gỗ nội thất ngoại thất gia đình không quá khó tuy nhiên để sản phẩm gỗ nhà bạn thực sự hoàn hảo thì chỉ biết sơn thôi chưa đủ, bạn nên nắm rõ và tránh xa những sai lầm quan trọng dưới đây.
Để tự sơn sửa đồ gỗ tại nhà bạn có thể liên hệ các thợ sơn uy tín chuyên nghiệp đến hỗ trợ trực tiếp tại nhà tuy nhiên vì các sản phẩm khá đơn gian sẽ gây tốn kém chi phí nên không cần thiết. Vậy nên nhiều người lựa chọn tự sơn sửa đồ gỗ tại nhà giúp tiết kiệm đồng thời được thỏa sức sáng tạo, đổi mới phong cách cho gỗ nhà bạn theo đúng sở thích lại giúp tiết kiệm.
Việc tự sơn đồ gỗ tại nhà không quá khó nếu bạn thực hiện theo đúng hướng dẫn sử dụng, và để sản phẩm thật sự hoàn hảo không kém gì thợ sơn thì đừng quên lưu ý những sai lầm quan trọng để rút kinh nghiệm nhé.
1. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên hộp sơn để đảm bảo sản phẩm gỗ của bạn đạt được màu sắc, chất lượng tốt nhất đồng thời giúp duy trì chất lượng cũng như tính thẩm mĩ của gỗ. Mỗi sản phẩm đều có cách sử dụng và quy trình sử dụng khác nhau vậy nên để tiết kiệm thời gian công sức cũng như đảm bảo cho gỗ nhà bạn luôn bền đẹp thì hãy tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng nhé.
Trên bề mặt hộp sơn ngoài các thông tin về hướng dẫn quy trình sử dụng còn có các thông số kỹ thuật, các lưu ý quan trọng. Việc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng cũng giúp bạn trong quá trình sơn gỗ được thuận lợi hơn, nắm bắt được các kiến thức và các lưu ý cần thiết trong quá trình thi công
2. Vệ sinh chổi sơn trước khi sơn
Vệ sinh sạch chổi sơn trước khi quét rất quan trọng vì nó quyết định độ bám của sơn cũng như màu sơn lê có chuẩn hay không. Nếu bạn chỉ cần sơn mỏng thì nên dùng chổi quét, nếu diện tích cần sơn lớn và yêu cầu cao bạn phải dùng máy phun để đảm bảo đều màu, tiết kiệm thời gian.
3. Xử lý bề mặt gỗ
Việc xử lý và vệ sinh bề mặt gỗ quyết định sản phẩm sau khi sơn có đẹp, có chất lượng hay không. Sẽ thật tệ nếu bạn tiến hành sơn trên bề mặt gỗ gồ ghề đầy bụi bẩn điều này sẽ khiến lớp sơn không mịn, màu sơn lem lổ, độ bám dính cũng bị giảm do dính nhiều bụi bẩn. Vậy nên đừng bao giờ quên xử lý bề mặt gỗ trước khi tiến hành thi công nhé.
Xử lý bề mặt gỗ bằng cách đánh giấy ráp loại mịn, hoặc có thể dùng giẻ khô lau sạch nếu bề mặt đã nhẵn. Yêu cầu bề mặt gỗ phải khô ráo, sạch sẽ và mịn khi tiến hành sơn. Hãy cẩn thận, không nên chà quá mạnh và quá lâu (có thể làm mỏng bề mặt và gây những chỗ lồi lõm, làm xấu đồ gỗ của bạn), chỉ cần chà nhám một chút để lớp sơn lót có thể bám vào đồ gỗ.
4. Quét hoặc phun sơn đều tay
Nếu sau khi sơn bạn thấy lớp sơn phủ không đều màu hoặc không được mịn thì nguyên nhân chính là do quá trình phun sơn hoặc quét không đều dẫn đến hiện tượng lem lổ. Quét sơn đều tay, đảm bảo cho lớp sơn đều, vì chỗ dày, chỗ mỏng sẽ khiến bề mặt gỗ không được mịn, màu sắc không đều gây mất thẩm mỹ.
Quét vè phun sơn đều tay là yêu cầu tối thiểu bắt buộc phải có trong quá trình thi công, sơn dù đẹp, dù chất lượng tới đâu nhưng quá trình thi công không chú trọng, làm qua loa thì bạn đừng đòi hỏi sản phẩm của mình phải hoàn hảo.
5. Bảo quản sản phẩm
Công đoạn bảo quản sản phẩm cũng hết sức quan trọng trong việc quyết định liệu sản phẩm sau khi hoàn thiện có hoàn hảo hay không. Nếu bạn bỏ qua hay xem nhẹ công đoạn này sẽ ảnh hưởng không nhẹ đến vẻ đẹp thẩm mỹ cũng như chất lượng bề mặt sơn.
Trong và sau quá trình sơn phải tránh cho bề mặt tiếp xúc với bụi, nhất là với sơn trắng. Trước khi sơn khô phải rất lưu ý điều này. Hãy để sản phẩm sau khi phun ở nơi khô ráo, thoáng mát, phải đợi cho đến khi bề mặt sơn khô mới được đưa vào sử dụng.